Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe

Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe


• Điều kiện xã hội chiếm 10%
• Điều kiện y tế chiếm 8%
• Điều kiện khí hậu chiếm 7%
• Di truyền chiếm 15%.

Tổng số: 40 %

Như vậy, nếu chúng ta không khỏe mạnh chúng ta cũng không nên oán trách những nhân tố trên vì tổng số chúng chỉ chiếm có 40%. Còn 60% là do chính chúng ta quyết định sức khỏe của chúng ta.



Công thức tính tuổi thọ của con người:

Để tính tuổi thọ của con người hay các loài động vật có vú, người ta lấy tuổi trưởng thành, là độ tuổi sinh sản tốt nhất nhân với một hệ số là (5-7). Tuổi trưởng thành sinh sản tốt nhất của con người là 25. Vậy tuổi thọ của con người có thể đạt đến 125- hoặc 175 tuổi [5 tuổi x (5-7) = 125 hoặc 175 tuổi].

Vậy vì sao con người không sống được đến tuổi thọ trên? Vì chúng ta không có đủ kiến thức về bảo vệ sức khỏe.

Chu kỳ sức khỏe của con người

Giai đoạn tăng trưởng: 1-25 tuổi

Giai đoạn cân bằng : 25-30 tuổi, thời kỳ cơ thể ổn định nhất

Giai đoạn suy giảm: ngoài 30 tuổi , giai đoạn này sức khỏe của con người bắt đầu đi xuống.

Có câu: “Trai 30 tuổi còn xoan, gái 30 tuổi đã toan về già”. Tuy nhiên, cả đàn ông thì ngoài 30 tuổi như các cầu thủ đá bóng của chúng ta đã được gọi là “Lão tướng” rồi. Vậy muốn kéo dài tuổi thọ, chúng ta chỉ có cách là phải kéo dài giai đoạn cân bằng nhiều hơn. Bằng 4 yếu tố sau đây:

• Dinh dưỡng cân bằng (Khó thực hiện)

• Ngủ tốt (Dễ thực hiện)

• Vận động tốt (Dễ thực hiện)

• Tâm lý tốt (Dễ thực hiện)

     Các cụ nói: “ăn được ngủ được là tiên”. Chỉ cần yếu tố 1 và 2 là đủ. Nhưng trong xã hội ngày nay, xuất hiện căn bệnh lười vận động (đi làm bằng ô tô, xe máy, đến cơ quan đi thang máy, ngồi văn phòng 8 tiếng, bật máy tính lên, cả thế giới hiện ra trước mắt, về nhà xem tivi giải trí, không muốn tập thể dục vì đầu óc mệt mỏi chỉ muốn ngủ, do công việc ở cơ quan quá căng thẳng, áp lực quá lớn). Vì vậy, để duy trì, bảo vệ sức khỏe bạn phải thực hiện tốt 2 yếu tố nữa là: Vận động tốt và Tâm lý tốt (sống vui vẻ, hòa nhã, bao dung, độ lượng với tất cả mọi người xung quanh).

     Tóm lại, chúng ta muốn khỏe mạnh phải làm tốt 4 yếu tố trên. Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố trên bệnh tật sẽ phát sinh, khó có thể kéo dài giai đoạn cân bằng về sức khỏe. Tuy nhiên, trong 4 yếu tố trên thì chỉ có yếu tố thứ 1 là khó thực hiện nhất. 3 yếu tố còn lại chúng ta vẫn có thể làm tốt được. Chính vì vậy mà chúng ta đều có nguy cơ bị bệnh.

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu Sơ đồ nguyên nhân sinh bệnh (ở trên) để biết lý do tại sao.

Cơ thể chúng ta do hàng trăm tỷ tế bào cấu tạo nên. Hàng ngày có hàng triệu tế bào già chết đi và hàng triệu tế bào mới ra đời để thay thế. Nhưng nếu các tế bào mới không được chúng ta cung cấp đây đủ các dưỡng chất cần thiết (khoảng 90 chất) thì chúng sẽ không khỏe mạnh, không gắn kết chặt chẽ được với nhau và không thể chống đỡ và tiêu diệt được các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, làm cho các tổ chức bị tổn thương, các cơ quan bị bệnh biến, dẫn đến các hệ (tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, miễn dịch…) bị mất cân bằng sinh ra bệnh, bệnh nặng thì dẫn đến tử vong. Con người bị tử vong 95% do bị bệnh, chỉ có 5% là do các nguyên nhân khác.

Ví dụ: Bệnh tiểu đường: Một trong những nguyên nhân là do tế báo tuyến tụy bị đói Canxi quá lâu làm cho cơ quan tụy không tiết được đầy đủ Insulin làm cho lượng đường trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến sự cân bằng của các hệ tuần hoàn, nội tiết …sinh ra căn bệnh tiểu đường. Bệnh bị lâu ngày sẽ biến chứng ra các bệnh khác như: Nha chu, thận, loãng xương, huyết áp, mỡ máu…không chữa trị sẽ dẫn đến tử vong.

Như vậy chúng ta thấy nguyên nhân chính của các loại bệnh đều do Tế bào của chúng ta bị đói các dưỡng chất. Các dưỡng chất nạp vào cơ thể của chúng ta chủ yếu qua con đường ăn uống.

Tại sao hàng ngày chúng ta ăn nhiều như vậy mà vẫn bị đói dinh dưỡng? Các chuyên gia cho biết cơ thể chúng ta cần khoảng 90 chất: Vitamin, Axit amin và 60 khoáng chất (I ốt, Đồng, Sắt, Kẽm, Selen, Canxi, Magiê…) Các chất khoáng chỉ chiếm trong cơ thể chúng ta một lượng rất nhỏ nhưng thiếu chúng sẽ gây ra rất nhiều bệnh tật. Ví dụ: Thiếu Iốt sinh ra bệnh bứu cổ, đần độn. Thiếu Đồng sinh ra bệnh phình động mạch, Thiếu Sê len sinh ra bệnh nhồi máu cơ tim. Đặc biệt thiếu Canxi sinh ra 147 bệnh đã được Tiến Sĩ Walloc người Mỹ chứng minh và Ông đã được giải thưởng Nobel năm 1991 nhờ công trình nghiên cứu này. Hãy tham khảo bài viết tại website:http://e-vietnamlife.net/Sutrungthuccuaxacchet.doc để xem bài nói chuyện của Ông về tác dụng của các khoáng tố đối với cơ thể chúng ta.

Người ta thấy rằng những người dân sống trên đỉnh núi cao Tây tạng Trung Quốc tuổi thọ rất cao (trên 100 tuổi) rất khỏe mạnh. Vì đỉnh núi cao hơn mây nên không có mưa, nông dân lấy nước từ tuyết tan và khe suối nhỏ. Vì không có mưa nên các khoáng chất trong đất không bị rửa trôi, cây cối, hoa quả hấp thụ đầy đủ khoáng chất nên đã giúp cho những người dân này có đầy đủ các khoáng chất nói trên, cộng thêm khí hậu tốt nên tuổi thọ của họ rất cao.

Còn bây giờ, ở đồng bằng, chúng ta đã đắp đê nên không còn phù sa nữa, cây trồng nhiều vụ, đất không có thời gian nghỉ ngơi, bị vắt kiệt nên chúng ta thấy lúa gạo không còn thơm ngon như ngày xưa nữa, đất ngày càng cằn cỗi, dinh dưỡng trong cây ngày càng nghèo nàn. Thử hỏi chúng ta đã bón cho đất được bao nhiêu khoáng chất? Nếu bón đủ các khoáng chất cho cây trồng thì giá một cân thóc gạo sẽ cao đến mức nào? Ngoài ra, hoa quả lại còn bị phun thuốc trừ sâu, gia cầm thì nuôi bằng chất tăng trọng. Chúng ta không chỉ bị thiếu khoáng chất mà còn nạp vào người từ lương thực, thực phẩm, rau hoa quả rất nhiều độc tố, hóa chất, cộng thêm môi trường bị ô nhiễm. Chính vì vậy, Tế bào của chúng ta luôn bị thiếu dinh dưỡng và không thể chống lại bệnh tật.

Đa số chúng ta đều có thói quen chỉ khi bị bệnh thì đi bệnh viện, không ai có thói quen phòng bệnh. Như vậy khác nào khát nước mới đi đào giếng. Hàng tuần chúng ta rất chịu khó bào dưỡng lau chùi ô tô, xe máy, thay dầu nhớt, nhưng có ai quan tâm xem máu chúng ta có mỡ hay không? Có ai chịu tìm hiểu hoặc đi nghe các chuyên gia sức khỏe tư vấn xem cần phải ăn uống thế nào? sống thế nào cho khoa học và khỏe mạnh chưa? Bảo dưỡng cơ thể như thế nào để chúng ta không bị bệnh ?

Khi chúng ta bị bệnh, chúng ta chạy đến bệnh viện và phó mặc chúng ta cho bác sĩ. Chúng ta phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Có những căn bệnh đòi hỏi chúng ta phải mất hàng vài chục triệu, hàng trăm triệu mới chữa được. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận, thậm chí phải bán nhiều thứ đi để đổi lấy sức khỏe.

Tuy nhiên, thuốc tây lại chỉ giải quyết được phần “ngọn” mà không giải quyết đuợc phần “gốc”. Thuốc tây thường có độc tố, thường gây ra phản ứng phụ, vì vậy sau khi uống thuốc, hết bệnh này chúng ta có thể bị bệnh khác. Đấy là chưa nói đến thuốc có thuốc rởm, giá thuốc ngày một tăng...Muốn chữa được bệnh tận gốc, Y học phương đông có câu "3 phần chữa, 7 phần dưỡng", nghĩa là khi bị bệnh chúng ta phải kết hợp uống thuốc kháng sinh và bồi dưỡng cho cơ thể. Sử dụng thực phẩm chức năng để đào thải độc tố và bổ sung khoáng tố, dưỡng chất, bảo dưỡng cơ thể đang dần được nhiều người quan tâm vì tác dụng phòng và chữa bệnh rât hữu hiệu của nó. Nhiều công ty dược phẩm trên thế giới và trong nước đang quan tâm nhiều hơn đến sản xuất thực phẩm chức năng để đáp ứng nhu cầu rất lớn của cuộc sống hiện đại ngày nay.

Thực phẩm chức năng có hoạt tính không cao bằng thuốc đặc trị bệnh nhưng nó lại có hoạt tính cao hơn thực phẩm thông thường chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Nó có tác dụng giúp cơ thể bổ sung các dưỡng chất mà cơ thể còn thiếu mà trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày không có, thậm chí cung cấp cho cơ thể chúng ta những chất mà bản thân cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được qua thức ăn, nâng cao khả năng miễn dịch, điều chỉnh công năng của các cơ quan trong cơ thể, giúp cơ thể đào thải độc tố, đẩy lui bệnh tật.

Có thể nói chữa bệnh bằng thuốc là chữa triệu chứng, còn chữa bằng thực phẩm chức năng là chữa nguyên nhân. Kết hợp cả hai sẽ giúp chúng ta chữa bệnh nhanh hơn, chữa tận gốc bệnh. Thực phẩm chức năng còn giúp chúng ta bảo dưỡng sức khỏe hàng ngày tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét